Bối cảnh Thủ tục làm người còn sống

"Mày là thằng lính, toàn đi viết văn, viết báo ở đâu đâu. Thằng Định người xã mình oan khuất đã 10 năm nay sao không viết mà kêu cho nó. Mày “trơn lông, mượt da” quên hết những thằng đồng đội rồi sao?"

Cựu quân nhân Đoàn Duyến—một người bạn cùng xã Minh Khai— quở trách nhà văn Minh Chuyên vào một ngày cuối năm 1987 (khoảng 8 năm sau sự kiện).[1][2]

Trần Quyết Định sinh năm 1958 tại làng Nguyệt Lãng, xã Minh Khai, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Định nhập ngũ năm 1977 và tham gia chiến dịch Chiến tranh biên giới Tây Nam, người thân nhận giấy báo tử vào ngày 29 tháng 12 năm 1978 do Chính uỷ Lê Minh Châu ký, ghi nhận tử trận trong trận đánh ở cao điểm 62 tại huyện Tân Biên (thuộc tỉnh Tây Ninh). Tuy nhiên, Định bị thương nặng và được chuyển qua nhiều Quân Y viện chữa trị, đơn vị sang chiến đấu tại Campuchia sau khi Định khỏi bệnh. Trần Quyết Định trở về quê nhà vào ngày 31 tháng 12 năm 1979 sau khi thất lạc đơn vị, anh vấp phải bộ máy quan liêu tại Việt Nam trong 10 năm khi làm thủ tục xác nhận giấy phục viên–xuất ngũ. Định đến viếng thăm mộ một liệt sĩ vô danh bị ghi nhầm tên Trần Quyết Định trong nghĩa trang 1Đ tại xã Thạch Biên (thuộc huyện Tân Biên). Gia đình cựu quân nhân khi đó gồm hai bố mẹ già, người vợ ốm yếu, ba đứa con, trong khi Trần Quyết Định thương binh và không hưởng lương chế độ cũng như không ruộng vườn. Gia đình cựu quân nhân tích cóp tiền mua thuốc men và nhiều lần quá giang vào Nam–ra Bắc để tìm đơn vị.[1] Cuối năm 1987, cựu quân nhân Đoàn Duyến quở trách nhà văn Minh Chuyên khi cùng là lính nhưng không viết báo cho cựu quân nhân Trần Quyết Định bị oan khuất 10 năm trong cùng xã Minh Khai.[1][2]

"Nhà văn Minh Chuyên cùng đồng hành, ăn cơm nắm với tép khô… Tôi rất cám ơn anh. Chẳng biết lấy gì để đền đáp công ơn anh được. Coi như mình đã chết rồi mà nay lại được là người sống hoàn chỉnh."

Cựu quân nhân Trần Quyết Định—nhân vật trong bút ký— phát biểu trong băng ghi hình của Đài Tiếng nói Việt Nam ngày 27 tháng 7 năm 2019.[3]

Xã hội Việt Nam thời điểm đó chưa được cởi mở, nhà văn Minh Chuyên đang công tác tại báo Thái Bình.[4] Giai đoạn khi đó, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh đang kêu gọi bài trừ nạn quan liêu theo tinh thần Những việc cần làm ngay.[5] Nhà văn bộc bạch: "Giai đoạn đó là giai đoạn đầu tiên của thời kỳ Đổi Mới. Thủ tục hành chính của các cơ quan chính sách, các cơ quan công quyền lo về chế độ người có công còn rất nhiều vấn đề bất cập. Anh Trần Quyết Định là một liệt sĩ trở về, trên người đầy vết thương. Chứng minh để anh bị thương rồi để làm thủ tục cho anh thì rất khó khăn. Người ta đòi hỏi rất nhiều thứ, trong đó có những thứ vô cùng phi lý. Né tránh cái việc do chính họ gây nên và sự phản ứng đối với tác phẩm chẳng qua chỉ là để bảo vệ chính thân phận của họ."[3] Trong giai đoạn Đổi Mới, nhiều tác phẩm phản ánh hiện thực xuất bản trên báo chí Việt Nam như "Lời khai của bị can" của Trần Huy Quang, "Người đàn bà quỳ" của Nguyễn Văn Ba, "Tiếng hú những con tàu" của Nguyễn Thị Vân Anh; đặc biệt trong đó "Cái đêm hôm ấy... đêm gì?" của Phùng Gia Lộc và "Thủ tục để làm người còn sống" của Minh Chuyên tạo một "cơn địa chấn bàng hoàng" trong xã hội.[1] Trưởng Ban Bạn đọc của Tuần báo Văn Nghệ Ngọc Trai đi vận động tại Thái Bình để chính quyền địa phương không làm phiền nhà văn Minh Chuyên.[6] Nhà văn và Định đến Hà Bắc để thăm gia đình liệt sĩ "Trần Quyết Định trùng tên".[7] Minh Chuyên dành hai năm đồng hành cùng Định đến các cơ quan và gặp mặt nhiều nhân chứng, tiền sao chụp tài liệu từ máy photocopy được thống kê lên tới hàng trăm nghìn đồng vào thời điểm năm 1988.[8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thủ tục làm người còn sống //www.worldcat.org/issn/2354-1512 http://vnca.cand.com.vn/Tu-lieu-van-hoa/Nha-van-Mi... http://dantri.com.vn/phong-suky-su/ky-iii-con-dia-... http://tamlongvang.laodong.com.vn/lao-dong-cuoi-tu... http://hnmu.edu.vn/upload/user/tin-bai/tap-chi/tck... http://rgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/... http://luanan.nlv.gov.vn/luanan?a=d&d=TTcFfqyxEHFK... http://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/media-st... http://www.quankhu3.vn/index.php/Van-hoa-Van-nghe/... http://toquoc.vn/minh-chuyen-nha-van-noi-tieng-vie...